Công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức hiện nay
Công nghiệp 4.0 chính là cái tên quen thuộc được nhắc đến nhiều trên những diễn đàn kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, công nghiệp và đa lĩnh vực khác. Đến đầu thế kỷ 21, công nghiệp 4.0 đã mang đến một làn sóng mới tác động tích cực đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vậy sự xuất hiện của công nghiệp 4.0 mang đến cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp. Hãy cùng 3D Smart Solution tham khảo bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời.
1. Đôi nét về công nghiệp 4.0
1.1. Công nghiệp 4.0 là gì?
Công nghiệp 4.0 còn được gọi là IIoT hoặc ngành sản xuất thông minh, hiện đại. Đây chính là sự kết hợp những thiết bị, công nghệ kỹ thuật số thông minh,… để tạo hệ sinh thái có sự kết nối tổng thể với các công ty đang tập trung mạnh vào sản xuất và chuỗi quản lý cung ứng.
Khái niệm công nghiệp 4.0 được xuất hiện lần đầu tại Hội chợ Công Nghiệp Hannover ở Cộng Hòa Liên bang Đức năm 2011. Có thể hiểu đơn giản đây là sự kết nối các hệ thống nhúng kế và cơ sở sản xuất thông minh để tạo thành sự liên kết, hội tụ, tích hợp giữa kinh doanh và công nghệ. Sự ra đời của công nghiệp 4.0 thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ở các nước tiên tiến khác như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh.
Đến năm 2013, từ khóa “công nghiệp 4.0” đã chính thức bùng nổ do xuất hiện trên báo cáo của chính phủ nước Đức. Cụm từ này nhắc về chiến lược công nghệ cao và điện toán hóa sản xuất, không phụ thuộc vào sự tham gia của con người.
Công nghiệp 4.0 đã từng trải qua 4 lần cách mạng công nghiệp khác nhau đó là cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, cách mạng công nghiệp lần hai, cách mạng công nghiệp lần thứ ba, cách mạng công nghiệp lần bốn. Đặc trưng chủ yếu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể, quy mô và tốc độ phát triển, sự tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới.
Một số sản phẩm tiêu biểu của công nghệ 4.0 như AI trí tuệ nhân tạo, các loại robot tự động, công nghệ in ấn, công nghệ nano,… Công nghiệp 4.0 sẽ tập trung vào sự kết nối, tự động hóa, máy móc và dữ liệu. Đồng thời, tác động mạnh mẽ vào các ngành nghề và lĩnh vực kinh tế, sản xuất, giáo dục,…
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực chính của khoa học máy tính. Cụ thể như tạo ra các máy móc, thiết bị thông minh và có phản ứng giống như con người. Đặc biệt, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo về nhận dạng giọng nói, giải quyết các vấn đề, lập kế hoạch, học tập,…
Dữ liệu lớn (Big Data)
Big Data là nơi con người có thể thu thập tất cả các dữ liệu và chứa đựng lưu lượng dữ liệu khổng lồ. Đối với các doanh nghiệp, Big Data có thể giúp thu thập lưu lượng lớn thông tin của khách hàng. Với mục đích nhằm tìm ra các xu hướng, mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo được những chiến lược hiệu quả và đúng đắn để phát triển.
Điện toán đám mây (Cloud)
Điện toán đám mây có các dịch vụ như nền tảng phát triển phần mềm, lưu trữ, máy chủ, phần mềm thông qua Internet. Đây thường được gọi là đám mây.
Internet of Things – IoT (Vạn vật kết nối)
Sự kết hợp giữa Internet, công nghệ vi cơ điện tử và công nghệ không dây. Internet là nơi kết nối toàn bộ thiết bị hỗ trợ trong công nghiệp cho đến đời sống thường ngày (máy tính, điện thoại, tivi, ô tô tự lái,…).
IoT (Internet vạn vật) nhằm để mô tả các đối tượng vật lý được kết nối với internet và khả năng tự nhận dạng chúng đối với các thiết bị khác. Năm 2020, theo thống kê, Trái Đất đã có khoảng hơn 24 tỷ thiết bị IoT và ước tính hơn 6 tỷ đô la sẽ được đầu tư vào giải pháp IoT.
Một số lĩnh vực sử dụng công nghệ 4.0 như phát triển Internet di động, công nghiệp xây dựng và in ấn 3D, các dịch vụ tài chính và đầu tư, công nghệ sinh học, nghiên cứu cải tiến robot và xe hơi tự lái.
2. Lợi ích mang lại khi ứng dụng công nghiệp 4.0
Hiện nay, công nghiệp 4.0 không chỉ là xu hướng phát triển hiện đại, còn là cuộc cách mạng có thể đem đến các cơ hội phát triển lớn đối với kinh tế và xã hội. Tổng hợp một số những lợi ích, ngành nghề có sự ảnh hưởng và thay đổi bởi công nghiệp 4.0 khi xuất hiện.
Lợi thế về sự cạnh tranh
Các công nghệ mới được ứng dụng hiệu quả để thúc đẩy năng suất phát triển, sản xuất nhanh chóng hơn, ít tốn sức người, thu thập đầy đủ dữ liệu và các quyết định được đưa ra nhanh hơn.
Tăng năng suất, độ chính xác cao và an toàn trong lao động
Các robot được chế tạo có thể hoạt động khoảng 24 giờ mỗi ngày, hoạt động liên tục và không ngừng nghỉ. Đồng thời, robot có ưu điểm về sự chính xác khi được lập trình sẵn. Từ đó, các nhà sản xuất có thể kiểm soát mọi thứ dễ dàng và thuận tiện hơn.
Tạo ra những sản phẩm mới
Phần mềm là yếu tố chủ chốt trong việc hỗ trợ chuyển đổi các tổ chức để tạo ra danh mục sản phẩm mới hoặc các công việc mới.
Một số lĩnh vực có sự tác động công nghiệp 4.0
- Y tế: Lĩnh vực có sự đột phá vượt trội nhờ việc ứng dụng thành công công nghiệp 4.0. Sau khi áp dụng công nghiệp hiện đại, bệnh viện thuận tiện hơn trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án,… Đặc biệt các ca mổ diễn ra thuận lợi hơn nhờ vào việc sử dụng các robot hỗ trợ.
- Nông nghiệp: Nhờ công nghiệp 4.0, các trang trại đã thay đổi về phương thức sản xuất và cách thức kinh doanh. Đồng thời, áp dụng công nghệ để nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng cây trồng và có thể giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh.
- Công nghiệp: Trước đây, các quy trình sản xuất được thực hiện bằng tay và đã dần chuyển sang máy móc tự động. Việc ứng dụng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhà máy thông minh, có thể làm việc thông qua internet để tăng năng suất hoạt động, kiểm soát và quản lý công việc tốt hơn.
- Công nghiệp phần mềm: Phần mềm giúp con người thuận tiện và dễ dàng hơn trong quá trình làm việc. Một số ví dụ cụ thể như các ứng dụng đặt đồ ăn, ví điện tử, ứng dụng đặt xe,…
Nói tóm lại, việc sử dụng những thiết bị IoT công nghệ cao trong các nhà máy sẽ giúp cải thiện và nâng cao hiệu suất, tăng chất lượng sản phẩm, tối ưu tối đa các chi phí vận hành,…
Công nghiệp 4.0 sinh ra có thể thay thế các mô hình kinh doanh kiểm tra thủ công bằng AI với thông tin trực quan hơn. Nó sẽ giúp giảm tối đa các lỗi sản xuất, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Ứng dụng cụ thể của công nghiệp 4.0 như triển khai Smart Factory, quy trình sản xuất thông minh, tối ưu quy trình sản xuất với công nghệ in 3D.
3. Thách thức triển khai công nghệ 4.0
Bên cạnh những lợi ích hiệu quả, công nghiệp 4.0 có thách thức và khó khăn khác nhau. Đầu tiên, chi phí đầu tư khá cao. Đối với công nghiệp như AI, AR, IoT,… sẽ có chi phí đầu tư khá cao. Vì vậy, các doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị kỹ về ngân sách đầu tư.
Hạn chế thứ hai về công nghiệp 4.0 là an ninh mạng. Con người, thiết bị và sản phẩm sẽ được kết nối với Internet. Mặc dù, mọi người có thể truy cập nhiều hơn nhưng dễ gặp rủi ro khi bị đánh mất dữ liệu doanh nghiệp.
Hạn chế thứ ba là người lao động bắt buộc phải thay đổi, nâng cao kỹ năng để có thể bắt kịp và hòa nhập với thời đại công nghệ mới. Bởi vì khi chuyển hệ thống kết nối với kỹ thuật số sẽ phát sinh nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao. Chính vì thế, lao động nếu không được đào tạo kỹ lưỡng sẽ khó có thể tìm việc làm. Điều này thúc đẩy người lao động phải tự cập nhật và thay đổi để có thể bắt kịp, hòa nhập thời đại hiện nay.
Về thách thức, công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển có thể gây ra sự bất bình đẳng trong thị trường lao động. Việc ứng dụng công nghiệp 4.0 đa lĩnh vực có thể thay thế sức người bằng các loại máy móc và thiết bị. Điều này vô tình làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về lợi nhuận đối với mức vốn đầu tư hoặc lợi nhuận với sức lao động.
Ngoài ra, công nghiệp 4.0 có thể gây ra sự tách biệt thị trường giữa các mảng có kỹ năng thấp/lương thấp hoặc kỹ năng cao/lương cao. Việc này dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng và tăng cao hơn.
4. Tóm lược
Công nghiệp 4.0 hỗ trợ tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và mang đến nhiều sản phẩm mới chất lượng hơn. Đặc biệt, công nghiệp 4.0 có vai trò quan trọng trong chuyển hóa công nghiệp, nâng cao cuộc sống xã hội lên một tầm cao mới. Đây cũng chính là thách thức của nhiều doanh nghiệp vì chưa tiếp xúc nhiều với công nghệ. Doanh nghiệp dần dần ứng dụng và chuyển đổi từng phần. Vậy giải pháp nào giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro khi ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, sản xuất.
3D Smart Solutions là Trung tâm Dịch vụ Công nghệ 3D được thành lập từ năm 2009. Chúng tôi mong muốn cung cấp đến khách hàng những giải pháp công nghệ 3D tiên tiến, hiện đại và đạt chuẩn chất lượng tại thị trường Việt Nam. Các dịch vụ chúng tôi cung cấp đến khách hàng về quét 3D, in 3D online, thiết kế ngược, thiết kế kiểu dáng sản phẩm, kiểm tra 2D 3D, đào tạo công nghệ 3D, dịch vụ in 3D trực tuyến, dịch vụ thiết kế sản phẩm 3D, chương trình nâng cấp máy in 3D.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này, 3DS cam kết mang đến giải pháp công nghệ 3D nhằm góp phần giảm tải và hạn chế khó khăn, rủi ro trong quá trình gia công và sản xuất sản phẩm. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực 3D. Chính vì vậy, 3DS luôn sẵn sàng lắng nghe để cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực. Hãy liên liên ngay với chúng tôi qua hotline 0345.899.777 để được tư vấn tận tình.
Về 3D Smart Solutions
Tiên phong trong cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ 3d tại Việt Nam. Tiêu chí hoạt động của chúng tôi là: Làm Đúng Ngay Từ Lần Đầu Tiên. Hãy bình luận trên trang Facebook và Linkedin của chúng tôi! Đừng quên đăng ký bản tin hàng tuần miễn phí của chúng tôi, với tất cả tin tức mới nhất về Giải pháp 3D được gửi thẳng đến địa chỉ email của bạn.