Tổng hợp các lỗi máy in 3D và cách khắc phục

Công nghệ 3D  lúc  21/07/2022  bởi  Tony 3D

In 3D là một kỹ thuật in công nghệ cao cho phép người in tạo ra các sản phẩm có thể cầm nắm và sử dụng như một vật dụng thông thường. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, bạn có thể gặp các lỗi máy in 3D dẫn đến chất lượng sản phẩm không tốt hoặc không thể sản xuất được. Trong bài viết dưới đây, 3DS sẽ giúp bạn nhận biết các lỗi thường gặp ở máy in 3D và cách khắc phục hiệu quả.  

1. Đôi nét về máy in 3D

1.1. Khái niệm

Máy in 3D là loại máy chuyên dùng để tạo ra các vật thể 3 chiều nhờ sự hỗ trợ của máy tính (CAD). Vật liệu in 3D thông thường sẽ là nhựa hoặc bột nóng chảy. Nguyên lý hoạt động của máy in 3D khá giống với máy in phun 2D truyền thống, dùng phương pháp phân lớp để tạo ra các vật thể mong muốn. Khi in, máy sẽ tạo các lớp từ bên dưới cùng trước và chồng các lớp khác lên trên cho đến khi hình thành vật thể như trong thiết kế. 

Nhựa in 3D Resin Formlabs
                                       Máy in 3D FormLabs

(Nguồn: https://formlabs.com/)  

1.2. Phân loại máy in 3D theo công nghệ:

Hiện nay trên thị trường in 3D có các dòng máy được phân loại theo công nghệ in như sau:

  • Máy in 3D sợi nhựa sử dụng công nghệ in FDM
  • Máy in 3D resin lỏng sử dụng công nghệ in DLP
  • Máy in 3D resin lỏng sử dụng công nghệ in SLA
  • Máy in 3D vật liệu bột, sử dụng công nghệ in SLS
  • Máy in 3D kim loại sử dụng công nghệ in SLM

2. Trở ngại khi máy in 3D gặp lỗi

Máy in 3D suy cho cùng cũng là một loại thiết bị máy móc nên đôi khi sẽ gặp phải những sự cố kỹ thuật không mong muốn trong quá trình sử dụng. Những nguyên nhân gây ra các lỗi máy in 3D có thể đến từ nhiều phía khác nhau. Chẳng hạn như từ chính bên trong máy in, các tác động bên ngoại hay do vật liệu in không phù hợp. Dù cho có là nguyên nhân nào thì người dùng cũng cần phải sửa chữa và khắc phục ngay để không gây gián đoạn quá trình sản xuất. 3DS sẽ hướng dẫn bạn cách cải thiện các lỗi máy in 3D trong phần tiếp theo. Đừng bỏ qua nhé!

Các lỗi máy in 3D thường gặp trong sản xuất
Các lỗi máy in 3D thường gặp trong sản xuất

3. Các lỗi máy in 3D và cách khắc phục

3.1. Đầu đùn/vòi đùn bị tắc

Một trong các lỗi máy in 3D thường thấy nhất đó chính là đầu đùn hoặc vòi đùn bị tắc khiến cho máy in 3D của bạn không ra nhựa. Điều này thường đi kèm theo tiếng ồn rất lớn khi in. Đồng thời, thành phẩm sau khi in cũng không toàn vẹn, bị thủng lỗ, mỏng, có nhiều vết nứt,…

Bạn có thể khắc phục vấn đề này theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Bạn rút hết những sợi nhựa ra khỏi máy in rồi làm nóng đầu đùn đến điểm nóng chảy của sợi nhựa. Bạn tiếp tục dùng một thanh kim loại có kích thước khoảng 0.4mm sao cho vừa với vòi phun để đưa xuyên qua lỗ đầu đùn. Cẩn thận lặp lại các thao tác trong vài lần nữa để đầu đùn có thể hoạt động lại như bình thường.
  • Cách 2: Hay còn gọi là kéo nguội. Cách này thích hợp cho vật liệu nylon hoặc các sợi dẻo khác. Bạn nung nóng đầu đùn và dùng các sợi dây đẩy qua vòi phun với một lực vừa phải. Để nhiệt độ đầu đùn nguội xuống khoảng 100oC rồi bạn kéo sợi nhựa ra khỏi đó là được. 

3.2. Mẫu in không dính bàn

Mẫu in không dính vào bàn in cũng được xem là một trong các lỗi máy in 3D gây khó chịu cho người sử dụng. Để khắc phục khả năng bám dính của vật in, bạn có thể tham khảo 3 cách mà 3DS đã tổng hợp như sau:

  • Cách 1: Dùng các chất kết dính như keo dính, keo xịt tóc để làm tăng độ bám dính của bàn in. Hoặc bạn cũng có thể dùng giấy dính chuyên dụng để phủ lên bàn in giúp mẫu in bám dính tốt hơn. 
  • Cách 2: Kiểm tra cân bằng bàn in và đảm bảo vòi phùn không quá gần hay quá xa so với bàn in.
  • Cách 3: Bạn cũng có thể điều chỉnh tốc độ in chậm xuống tại các lớp đầu tiên để cho chúng có thêm thời gian kết dính và ổn định. Nếu lúc này máy in không ra nhựa thì bạn giảm nhiệt độ đầu đùn.

3.3. Nhựa in ra không đủ

Lỗi nhựa in ra không đủ ở máy in 3D sẽ làm cho thành phẩm bị hở, dễ bong tách và hơn hết là kém thẩm mỹ. Để khắc phục lỗi máy in 3D này, bạn kiểm tra và áp dụng 2 cách sau:

  • Cách 1: Xem nhựa in đã chính xác hay chưa. Đường kính của nhựa in càng chính xác thì sản phẩm sau khi in sẽ càng chuẩn và đẹp. Hiện nay trên thị trường có 2 loại nhựa in là 1.75 và 3.0. Bạn hãy xác định chính xác loại nhựa in mà mình dùng và nhập đúng thông số vào phần mềm in 3D. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mua nhựa in từ các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo không xảy ra các lỗi máy in 3D. Vì những loại nhựa in kém chất lượng có thể có đường kính không đúng 1.75 hay 3.0.
  • Cách 2: Kiểm tra lượng nhựa ở đầu phun. Lượng nhựa có thể ảnh hưởng đến sản phẩm in 3D nên bạn cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp. Bạn có thể sử dụng chức năng Extrusion Multiplier để tăng giảm lượng nhựa ở đầu phun. Ví dụ, đối với PLA thì Extrusion Multiplier là 0.9 nhưng bạn cũng có thể tăng lên 0.95 nếu chưa đủ. Có nghĩa là lượng nhựa sẽ ra nhiều hơn 5% so với trước. 

3.4. Sản phẩm in ra bị cong vênh

Bên cạnh các lỗi máy in 3D ở trên, việc sản phẩm bị cong vênh sau khi in cũng là vấn đề gây khó chịu cho người sử dụng. Tình trạng này xảy ra là do nhựa khi nguội sẽ co rút lại, các lớp in phía dưới co cao lên khỏi bề mặt. Xử lý lỗi cong vênh khá đơn giản, bạn có thể áp dụng theo 2 cách:

  • Cách 1: Tuân thủ đúng nhiệt độ khi sử dụng bàn in gia nhiệt và giữ nhiệt độ ổn định trong quá trình in ấn vì các sợi nhựa ABS và PLA rất bị ảnh hưởng từ điều này.
  • Cách 2: Đối với các máy in 3D sử dụng khung mở hoặc không có khung bao quanh thì chất lượng của sản phẩm có thể bị tác động từ môi trường hoặc các luồng gió. Lúc này bạn nên trang bị bộ khung để ổn định nhiệt độ in của máy cũng như bảo vệ máy khỏi các tác động của môi trường xung quanh.

3.5. Xuất hiện viền và sóng trên sản phẩm in

Nguyên nhân dẫn đến các lỗi máy in 3D này là do động cơ bị rung hoặc bàn in bị ảnh hưởng trực tiếp từ các bộ phận khác. Bạn có thể khắc phục vấn đề này như sau:

  • Cách 1: Tình trạng gợn sóng trên sản phẩm in có thể là do phần cơ khí kém hoặc ốc vít bị lỏng, dây đai xuống cấp,… Điều bạn cần làm lúc này là kiểm tra lại máy in 3D, theo dõi tốc độ rung của từng bộ phận.
  • Cách 2: Nếu máy in 3D của bạn vẫn hoạt động bình thường thì có thể nguyên nhân các lỗi máy in 3D đến từ tốc độ in. Bạn chỉ cần làm chậm tốc độ in và thiết kế giảm in các đường cong để đầu đùn được ổn định hơn. 

3.6. Sản phẩm in bị “chân voi”

Lỗi “chân voi” hay phần đế bị loe rộng là tình trạng các lớp in đầu tiên bị giãn chảy rộng hơn so với thiết kế ban đầu. Bạn có thể tham khảo 2 phương pháp xử lý lỗi máy in 3D này:

  • Cách 1: Đảm bảo bàn in được cân bằng trước khi tiến hành in 3D.
  • Cách 2: Trường hợp bàn in đã cân bằng nhưng vẫn bị lỗi “chân voi”, bạn cài đặt tăng chiều cao của vòi phun để độ nóng của nó không ảnh hưởng đến các lớp dưới. Bạn cũng có thể chọn làm giảm nhiệt độ của bàn in để thời gian các lớp dưới cùng khô nhanh hơn. Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn giảm tốc độ ép của đầu đùn tại các lớp đầu tiên nhằm làm cho sợi nhựa có thêm thời gian để bám dính và ổn định hơn.

3.7. Dịch chuyển lớp in

Các lớp in bị dịch chuyển, trượt lớp khiến cho sản phẩm bị chệch, xuất hiện vết lõm, mất thẩm mỹ. Nguyên nhân của lỗi này có thể đến từ hệ thống cơ khí bên trong máy. Bạn có thể kiểm tra và sửa chữa theo 3 cách sau:

  • Cách 1: Kiểm tra và điều chỉnh ròng rọc của máy in để đảm bảo không quá chặt hay quá lỏng.
  • Cách 2: Nếu thanh dẫn lệch hướng, khi dây đai quay thì đầu đùn sẽ di chuyển theo thanh dẫn. Nếu nhận thấy thanh dẫn có dấu hiệu cong thì bạn phải thay thanh dẫn khác ngay. Ở thanh ren cũng có xảy ra tình trạng này nhưng ít phổ biến hơn.
  • Cách 3: Trường hợp thanh dẫn thẳng, đai căng nhưng các lớp in vẫn bị dịch chuyển. Bạn hãy quan sát ốc vít trên các ròng rọc của máy in để đảm bảo chúng được gắn chặt để các động cơ di chuyển đúng hướng.

3.8. In các cấu trúc dạng cầu ngang không thành công

Cấu trúc dạng cầu ngang bị hỏng cũng nằm trong các lỗi máy in 3D khiến sản phẩm in ra không như mong đợi. Có 2 cách để khắc phục tình trạng này:

  • Cách 1: Đối với thiết kế nối ngang không sử dụng cấu trúc chống đỡ (Support), bạn nên cài đặt lại thông số in, đặc biệt là ở các vị trí có cấu trúc cầu ngang để vật liệu có đủ thời gian đông cứng, bám dính chắc chắn giữa các lớp in với nhau. 
  • Cách 2: Nếu máy in của bạn cần có cấu trúc chống đỡ để in các thiết kế nối ngang thì bạn nên thử nghiệm các độ dài có thể để kiểm tra khả năng in của máy. Đồng thời khi in, nên thêm các cấu trúc chống đỡ cần thiết để in thành công các cấu trúc này.

3.9. Sản phẩm in ra bị tách lớp

Một trong các lỗi máy in 3D khác mà bạn cũng sẽ gặp phải đó là các vết nứt sẽ xuất hiện, các sợi không dính chính xác vào các lớp trước hoặc sản phẩm bị tách rời theo những vết nứt này. Bạn có thể giải quyết vấn đề theo 2 cách:

  • Cách 1: Sản phẩm bị tách lớp có thể do quá trình làm mát diễn ra quá nhanh dẫn đến các lớp in khó bám dính. Bạn hãy tăng nhiệt độ bàn in hoặc nhiệt độ đầu đùn hoặc bao quanh bằng khung máy in. Đồng thời bạn cũng nên điều chỉnh tốc độ quạt để sợi nhựa điều chỉnh tốt hơn.
  • Cách 2: Nếu nhiệt độ đã ổn định mà vẫn gặp tình trạng trên thì bạn hãy chỉnh tốc độ in chậm lại để nhựa in chuyển động theo kịp các lớp trước để khắc phục lỗi máy in 3D này.

3.10. Không in được các chi tiết mỏng

Các chi tiết mỏng cũng là một trở ngại đối với máy in 3D. Để khắc phục lỗi máy in 3D này, bạn áp dụng các cách sau:

  • Cách 1: Kích hoạt đầu đùn đơn (chế độ 1 layer xếp tầng). Chế độ này chỉ có trong các phần mềm in 3D nâng cao như Repetier Host, Simplify 3D. Bạn nhấp vào Edit Process Settings, chuyển qua tab Advanced và đổi External Thin Wall thành Allow Single Extrusion Walls. Như vậy là bạn đã thiết lập thành công đầu đùn đơn để in các chi tiết mỏng.
  • Cách 2: Thiết kế lại các bộ phận có chi tiết dày hơn trong trường hợp bạn vẫn không thể in chi tiết mỏng. Bạn chỉnh sửa lại mô hình 3D trong phần mềm CAD sao cho có kích thước phù hợp. 
  • Cách 3: Lắp đầu đùn có đường kính nhỏ hơn nếu bạn không thể chỉnh sửa mô hình 3D gốc. Hiện nay có nhiều máy in 3D cho phép tháo rời đầu đùn để thuận tiện thay đổi các đầu đùn có đường kính khác nhau. Bạn có thể tham khảo ý kiến của đơn vị sản xuất để hiểu rõ hơn cách lắp đặt và sử dụng các loại đầu đùn.

4. Tổng kết

Vừa rồi 3DS đã tổng hợp cho bạn 10 vấn đề thường gặp nhất khi sử dụng máy in 3D và cách khắc phục chúng hiệu quả. Có thể thấy, việc gặp phải các lỗi máy in 3D trong quá trình sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu máy in 3D của bạn cứ liên tục gặp trục trặc thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sản xuất và chi phí để sửa chữa. Do đó, việc đầu tư ngay một chiếc máy in 3D chất lượng ngay từ đầu hoặc lựa chọn dịch vụ in 3D uy tín càng được khuyến khích hơn. 

Nếu bạn vẫn chưa tìm được địa điểm cung cấp dịch vụ in 3D uy tín thì hãy để 3DS trở thành người đồng hành cùng bạn. Công ty 3D Smart Solutions tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực in 3D. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm máy in 3D chính hãng, chất lượng, bảo hành ngay khi bạn gặp phải các lỗi máy in 3D từ phía nhà sản xuất. Đồng thời 3DS còn nhận thiết kế sản phẩm và in 3D đối với khách hàng không chuyên về công nghệ này. 

Dịch vụ in 3d chuyên nghiệp tại 3DS
Dịch vụ in 3D chuyên nghiệp tại 3DS

=> Dịch vụ in 3D chuyên nghiệp tại 3DS

Công ty 3D Smart Solutions sở hữu đội ngũ kỹ tthuật viên chuyên nghiệp, lành nghề và luôn tư vấn tận tình cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. Nhận được nhiều đánh giá, phản hồi tích cực từ khách hàng trong và ngoài nước, 3DS không ngừng nỗ lực nâng cao công nghệ và chất lượng phục vụ. Chúng tôi hy vọng sẽ là người bạn góp một phần thành công trên con đường phát triển của mỗi khách hàng. 

Nếu bạn đang gặp trục trặc về các lỗi máy in 3D hoặc muốn tìm đến một đơn vị uy tín trong lĩnh vực in 3D, hãy liên hệ ngay hotline 0345.699.777. 3DS sẽ nhanh chóng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn một cách chi tiết và cụ thể nhất.

=> Bài viết liên quan


Về 3D Smart Solutions

Tiên phong trong cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ 3d tại Việt Nam. Tiêu chí hoạt động của chúng tôi là: Làm Đúng Ngay Từ Lần Đầu Tiên. Hãy bình luận trên trang FacebookLinkedin của chúng tôi! Đừng quên đăng ký bản tin hàng tuần miễn phí của chúng tôi, với tất cả tin tức mới nhất về Giải pháp 3D được gửi thẳng đến địa chỉ email của bạn.